Trám muối ngon

Trám đen ngon, mỗi năm chỉ mong đến ngày được ăn!

Trám đen ngon

Trám đen ngon, mỗi năm chỉ mong đến ngày được ăn!

Trám đen kho cá

Món ngon khó cưỡng!

Trám đen kho sườn

Món này có lịch sử từ ngàn xưa nhưng chỉ ai may mắn mới được thưởng thức!

Trám đen độn thịt

Món này ngon phải biết, cơ mà hơi to công!

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Mùa trám đen 2023 chóng vánh

 Cứ đến hẹn lai lên, thời gian như bánh xe quay tròn, để rồi cứ đến tầm tháng 7 âm lịch lại thèm cái vị trám đen ghê gớm.

Ban đầu tôi cứ nghĩ chắc chỉ có những ai đã từng bị trám rơi "u đầu" như tôi mới thấy vậy, thế rồi trải qua bao mùa trám, khách hàng cũ lại nhắn "em ơi, có trám chưa?", "em ơi, bao giờ có hú chị nhé, chị là nghiện món này lắm rồi ấy"...

Thuở nhỏ, để có tiền đóng học phí, cứ mỗi mùa khi trống trường chuẩn bị vang lên mùa khai giảng năm học mới, thì tôi lại lẻo đẻo theo mẹ và bố lên thu hoạch trám. Hồi đó trám sai quả lắm, nhưng giá lại rất bèo vì thị trường còn hẹp. Theo thời gian, bây giờ tôi đã gần 40 rồi, những cây trám thuở đó vẫn còn cho quả nhưng không nhiều nữa. Buồn 1 chút!

Rồi đến thời học cấp 3, sáng ngủ dậy buộc phải ăn sáng vì thường phải học 5 tiết, tức là tầm 11h30 mới dc tan trường, rồi chiều lại học nữa. Khác với các bạn thành phố, sáng ngủ dậy có thể mua cái gì đó ăn vội, còn tôi ở miền quê hẻo lánh, sáng dậy, có lẽ 2 món này thôi: Cơm với vừng hoặc cơm với trám muối.

Trám muối


Ấy vậy mà trám đã đi cùng tôi cho đến khi vào đại học cơ đấy. Nhắc đến những kỷ niệm đó làm tôi lại da diết nhớ nhung.

Cũng như bao mùa trám, nhưng năm nay thời tiết hạn hán do ảnh hưởng của hiện tượng El ni-nô nên trám mất mùa, quả nhỏ. Vậy đó, con buôn trám lâu năm như tôi mà năm nay cũng bị hớ, chưa kịp gom hàng để muối trám thì ở quê nhà chị gái đã báo, sắp hết vụ rồi em ơi. Hụt hẫng tuột bậc ;((

Dù giá có lên, thì em vẫn quyết tâm gom cho được, để khi mùa đông kéo về, cái lành lạnh không làm cho nỗi nhớ bát cơm ăn cùng trám muối nó gào xé ký ức của e và các fan của trám ạ.

Tạm biệt mùa trám tươi 2023 nhé.



Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Tìm thị trường cho trám đen Xứ Lạng



Cây trám đen Lạng Sơn đã mang lại ý nghĩa lớn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bảo vệ được nguồn gen quý và phát triển loại lâm sản có giá trị kinh tế cho xứ Lạng.    
Cách đây khoảng 80 năm, cây trám đen được đưa vào trồng nhiều ở các xã miền núi huyện Văn Quan, Cao Lộc, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Do là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, nên trám đen phát triển khá tốt tại địa phương và mỗi năm cho thu hoạch một mùa kéo dài từ tháng 7 - 9 âm lịch.
Trước đây, cây trám đen chỉ được trồng để lấy gỗ hoặc làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hàng ngày ở nông thôn. Vài năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế từ loại cây này, nhiều địa phương đã chú trọng nhân giống cây và hướng tới xây dựng thương hiệu trám đen Lạng Sơn.
Số liệu thống kê ở huyện Hữu Lũng – một trong hai huyện điểm của tỉnh Lạng Sơn đang tích cực nâng cao giá trị sản phẩm trám đen cho thấy, toàn huyện có khoảng 10 ha trám đen, trong đó có khoảng 4 ha cây trồng từ hạt trên 20 năm tuổi. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số hộ dân mua cây trám ghép về trồng với diện tích khoảng 6 ha. Vụ thu hoạch trám đen năm nay năng suất giảm so với mọi năm nhưng được giá cao hơn, giá bán khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg. Quả trám đen sau khi tách lấy thịt, hạt trám thu lại và bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg. Với giá bán như vậy, trung bình mỗi vụ, nhiều hộ nông dân xứ Lạng có thể thu nhập tới cả chục triệu đồng từ mỗi cây trám đen.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Hữu Lũng đã triển khai Đề tài “Tuyển chọn và nhân giống trám đen”, với tổng kinh phí đầu tư trên 1,4 tỷ đồng, nhằm mở rộng diện tích, nâng cao giá trị kinh tế của cây trám đen. Theo đó, huyện đã tiến hành cấp phát giống cây và phân bón cho các hộ tham gia dự án trên địa bàn. Đây là những cây được nhân giống bằng phương pháp lấy mắt ghép từ 18 cây trám đã được tuyển chọn tại địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng tiến hành mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp người dân hiểu và nắm rõ kỹ thuật trồng, chăm sóc thâm canh cây trám đen.
Cùng với Hữu Lũng, huyện Văn Quan cũng đã thực hiện Dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm trám đen của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, với quyết tâm xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm trám đen của huyện Văn Quan. Qua đó, góp phần tìm thị trường bền vững cho quả trám xứ Lạng.Theo chuyên gia, với việc mở rộng diện tích trồng, cùng những đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến… sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cho người dân xứ Lạng từ quả trám đen.
Trước đây, thị trường tiêu thụ của cây trám đen chủ yếu tại địa bàn tỉnh, tuy nhiên, nhờ có giá trị dinh dưỡng cao nên sản phẩm trám đen Lạng Sơn đã mở rộng ra địa bàn các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội...

Trám đen - đặc sản miền núi Hà Tĩnh được săn lùng tận vườn

Trám đen là đặc sản nổi tiếng của vùng miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh). Những năm gần đây, trám được săn lùng mua cả cây tại vườn nên rất nhiều người không thể mua được trám ở chợ như ngày xưa…
Đã quen với việc muối trám gửi cho người thân ở xa, năm nay, đã đến giữa mùa nhưng bà Nguyễn Thị Quế (Sơn Hà, Hương Sơn) vẫn chưa mua được trám. Bà Quế cho biết: “Mùa trám thường bắt đầu từ tháng 7 và đến tháng 9 là hết. Con cái của tôi ở xa đứa nào cũng thích ăn trám nên năm nào tôi cũng muối gửi đi. Những năm gần đây, trám bán ở chợ đã bắt đầu hiếm và đắt nhưng năm nay thì không có để mua dù tôi đã đi hết mấy chợ trên chợ dưới. Với tình hình này, có khi tôi phải tìm mua trám làm sẵn ở một số cơ sở chuyên chế biến thực phẩm”.
Trám đen ở Hương Sơn chủ yếu là giống trám rừng được trồng lâu năm trong các vườn hộ. Phổ biến ở một số xã như Sơn Ninh, Sơn Thuỷ, Sơn Mai, Sơn Hồng, Sơn Kim… Dù cho thu nhập mỗi năm từ 5 - 10 triệu đồng/cây nhưng loại cây này vẫn chưa được nghiên cứu nhân rộng diện tích. Sở dĩ năm nay không có trám đen bán ở chợ, một phần là do mất mùa, một phần là do hầu hết trám vườn đều đã được người ta đặt mua tận nơi.
Ông Nguyễn Văn Hùng (xã Sơn Ninh) cho biết: “Nhà tôi có một cây trám, là giống trám rừng nên rất thơm ngon. Những năm trước, mỗi mùa cho trên 1 tạ quả nhưng năm nay không hiểu vì sao chỉ được khoảng dăm bảy yến. Trám bây giờ thành đặc sản nên không phải mang đi chợ bán như trước đây nữa mà trước mùa thu hoạch người ta đã vào đặt mua nguyên cả cây, chúng tôi chỉ việc hái và mang đến nhập cho họ”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá trám năm nay tăng khoảng 30%. Nếu như năm ngoái, trám tươi chỉ dao động từ 65 - 75 nghìn đồng/kg thì năm nay phải 100 - 110 nghìn đồng/kg. Do mất mùa nên các chủ cơ sở chế biến chuyên mua trám số lượng lớn cũng gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu
Chị Nguyễn Thị Yến (xã Sơn Bình) cho biết: “Tôi là người chuyên làm thực phẩm handmade, mỗi năm muối hàng tạ trám để bán đi các tỉnh khác. Những năm trước tôi chỉ cần dặn chủ vườn là khi thu hoạch người ta sẽ mang trám sang tận nhà rồi mới trả tiền nhưng năm nay do trám hiếm, giá lại cao nên tôi phải đặt tiền trước rồi tính toán sau”.
Hiện nay ở Hương Sơn đã bắt đầu có một số gia đình trồng trám lai trong các trang trại. Tuy nhiên, loại trám này lại không có chất lượng như mong muốn.
Chị Phan Thị Hồng - một người chuyên làm thực phẩm handmade ở thị trấn Phố Châu cho biết: “Trám lai quả rất to và đẹp nhưng chất lượng lại thua xa trám rừng về độ bùi, thơm. Đầu mùa tôi có mua một ít về thử chế biến nhưng phải huỷ đơn hàng vì chất lượng không đảm bảo. Thế nên, việc tìm kiếm nguồn hàng lại trở nên vất vả hơn. Ngoài một số mối quen biết cũ, tôi phải lặn lội đến các vùng quê để hỏi tìm mua trám rừng. Thậm chí, có nơi người ta không chịu bán theo cân mà bán “quạ” cả cây cũng phải chấp nhận mua”.

Trám đen có thể chế biến được khá nhiều món ăn độc đáo như om xổi chấm mắm ruốc, xôi trám, trám om muối, trám muối mặn, trám kho thịt… Những ai yêu mến hương vị dân dã, nhất là những người dân bản địa đều rất thích các món ăn được chế biến từ trám đen. Tuy nhiên, để mua được trám, người dân hoặc là phải chịu khó lặn lội đến các vườn trám để mua hoặc chịu mua lại của các tiểu thương với giá cao may ra mới có trám tươi để chế biến theo ý mình.

Xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa) thu khoảng 6 tỷ đồng từ trám đen

Thông tin từ UBND xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa), vụ trám đen năm nay, toàn xã ước thu hoạch khoảng 60 tấn quả, đạt khoảng 6 tỷ đồng. So với năm trước, sản lượng trám  tương đương song giá bán cao hơn gần 10 nghìn đồng/kg.

Trên địa bàn xã Hoàng Vân có khoảng 3 nghìn cây trám đen, trong đó có 700 cây đang cho thu hoạch từ 50 kg quả/cây trở lên, tập trung nhiều ở các thôn: Vân Xuyên, Vạn Thạch và Lạc Yên 1. Hiện có khoảng 350 cây cổ thụ từ 100 năm tuổi trở lên.
Là cây trồng truyền thống, giá bán cao, thị trường tiêu thụ tốt nên xã Hoàng Vân hiện đang trồng 3 ha trong dự án ghép mắt nhân rộng cây trám tại thôn Vân Xuyên. Dự án do Viện Cải thiện giống và phát triển cây lâm sản Việt Nam triển khai và tiếp tục nhân rộng sang các thôn còn lại của xã.
Cây trám ra hoa vào tháng Hai, quả chín vào tháng Bảy; khi chín quả có màu đen bóng, cùi màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu. Quả trám đen có vị thơm, bùi rất hấp dẫn. Khi quả chín, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn như: Nham trám, gỏi trám, xôi trám hoặc ngâm quả vào lọ thuận tiện cho du khách mua biếu, tặng người thân.

Những cây trám khổng lồ ở Lạng Sơn vào mùa hái cả tạ quả ngon

Thời điểm này, ở các xã miền núi huyện Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia... của tỉnh Lạng Sơn, bà con đang hối hả vào mùa thu hoạch trám đen. Mỗi vụ trám, nhiều hộ nông dân xứ Lạng có thể thu nhập tới cả chục triệu đồng từ mỗi cây trám.
Trám là một loại quả đặc sản tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu...Trao đổi với chúng tôi người dân cho biết, quả trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm các món kho, sốt với cá..., đặc biệt nếu làm món xôi trám đen thì ngon "quên sầu".

Trám đen dùng làm các món kho, sốt với cá..., đặc biệt nếu làm món xôi trám đen thì ngon "quên sầu".
Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, sau đó quả tự chín và rụng dần. Trước đây cây trám đen thường chỉ được trồng để lấy gỗ hoặc lấy quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hằng ngày ở nông thôn.
Nay quả trám đen lại trở thành một thứ đặc sản hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên cây trám cũng được nhân rộng diện tích, sản xuất hàng hóa để xuất bán ở nhiều nơi, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân các xã miền núi của xứ Lạng.
Trước đây trám đen được trồng chủ yếu trong rừng, trên đồi nên quá trình thu hái rất vất vả.
Trám ở xứ Lạng thường là cây to có đường kính 1 người lớn ôm không xuể, thân thẳng nên rất khó khăn trong việc thu hái. Cây trám đen lâu năm có chiều cao trên 20m, đường kính lên tới 90cm, thân cây to, tán xòe rộng. Để trèo lên độ cao như vậy phải là người gan dạ, có kinh nghiệm mới dám đứng trên cành trám dùng cây sào dài đập quả. Quả trám tươi cứng rơi từ trên cao xuống, người ở dưới phải đội mũ đề phòng khi đang nhặt bị quả rơi trúng đầu.
Ở Lạng Sơn có nhiều cây trám to cao, khổng lồ và thân trơn nên việc trèo hái rất vất vả.
Ông Hứa Văn Độ, xóm Phai Kéo, bản Phai Lừa, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan cho biết: "Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, mỗi năm thu hoạch một mùa. Trước đây, người dân ít để ý chăm bón, chỉ để cây phát triển tự nhiên, bởi trồng từ 7 - 8 năm mới cho thu hoạch. Nhưng nay, do giá trị kinh tế cao nên nhiều người đã mang ghép để trồng cho thu hoạch nhanh mà cây thấp dễ hái...".
Cây trám đặc biệt thương lái Trung Quốc thu với giá cao ngất của gia đình ông Độ năm nay khá nhiều quả, tuy nhiên cây cao khó trèo nên gia đình ông phải thuê người trèo hái.
"Vườn trám của gia đình tôi đều là là cây cổ thụ trồng từ nhiều đời trước nên cây cao và rất khó khăn trong thu hoạch. Nhiều năm gia đình phải thuê người trèo chứ gia đình không tự thu hái được. Năm ngoái gia đình tôi thu được 3- 4 tạ quả bán với giá trung bình 50.000 đồng/kg. Năm nay vườn ít quả hơn, dự kiến thu 2-3 tạ nhưng bù lại trám được giá hơn. Hiện người dân đang thu hoạch bán với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg"
Tại các chợ, trám đen luôn đắt khách, đông nghịt người đổ xô lựa chọn những bao trám đầu mùa.
Trám đen là món ăn nổi tiếng của Lạng Sơn, trước khi ăn phải om trám cho mềm rồi tách hạt sau đó làm những món như xôi trám, thịt kho trám, trám ngâm tương..., ăn rất bùi, thơm. Trước đây, trám đen chỉ dùng trong gia đình, bán không được giá nên ít người quan tâm, nay cây trám đem lại giá trị kinh tế cao nên một số hộ dân đang ươm trồng, sau khoảng 4 - 8 năm cho quả.
“Trước đây có câu thơ là "trám bùi để rụng, măng mai để già", nay trám đen không để rụng nữa mà được tận thu, mỗi cây trám là một "cây tiền”, trám sau khi tách lấy thịt thì hạt trám lại được thu lại với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg hạt” - anh Quân, một thương lái buôn trám chia sẻ

Quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu... và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo. Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc nên được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả trám xanh có tác dụng giải độc.

Trám đen Cao Bằng – “Ô-liu đen Việt Nam”

Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam cất giấu một loại quả vô cùng kỳ lạ. Quả nhỏ thuôn thuôn màu tím đen thẫm lại, lên lớp phấn mờ xanh biếc như màu mây sớm, khi ngắt xuống ứa ra dòng nhựa đen, vừa cứng, vừa chua chát. Vậy mà trong căn bếp, khi được ủ nước ấm vừa đủ độ, lại biến hoá thành một tuyệt phẩm với hương vị khó quên.
Cùng bộ với quả ô-liu Địa Trung Hải, trám đen còn được Luk Lak và Madame Bình gọi vui là “ô-liu đen Việt Nam”. Khác với trám trắng chát ngọt và mọng nước, quả trám đen còn tươi rất cứng và khô, chỉ sau khi được “ỏm” kỹ mới bộc lộ ra hết hương vị ngon lành.
Thịt trám “ỏm” màu hồng tím đậm rực lên hoặc vàng tươi như quả mơ, vị bùi và ngậy, hơi chua và chát nhẹ ở phần vỏ. Vì thế nên trám đen rất “ăn ý” với vị muối tinh, không cần pha lẫn thêm gia vị bột canh hay nước mắm. Từng nong hạt trám khi phơi nắng nỏ sẽ tự động nứt ra, chỉ cần lấy hai ngón tay bẻ khẽ là có thể lấy được nhân trám bùi ngọt như mùi hạnh nhân pha hạt bàng, để thêm vào các món ngon mới trên bàn ăn Luk Lak khi gió mùa đang về trước cửa.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám đen


Trám đen (Canarium nigrum engler)
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính tới 90cm. Thân thẳng, phân cành cao. Vỏ màu nâu nhạt khi đẽo ra có mủ màu đen. Toàn thân có mùi thơm hắc. Gỗ nhẹ, mềm, màu xám trắng.
Lá kép lông chim 1 lần lẻ, không có lá kèm. Lá chét hình thuôn trái xoan, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, phiến cứng, ròn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm hơn, đầu và đuôi lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đuôi. Cuống lá chét dài 0,5cm.
Hoa tự chùm hình viên thuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa màu trắng vàng nhạt, cuống lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5-2cm.
Quả hạch hình trứng dài, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, nhân 3 ô không đều. Khi chín màu tím đen.
Hình dáng lá cây con thay đổi nhiều, từ lá xẻ thuỳ lên lá đơn, cuối cùng mới sinh lá kép như cây trưởng thành.

Phân bố địa lý - sinh thái
Phân bố trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Quảng Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Thái…. ở độ cao từ 500m trở xuống. Thường mọc rải rác trong rừng, hỗn giao với các loài: Lim xanh, Xoan đào, Lim xẹt, Ngát, Cồng sữa, Bứa, Gội, Vên vên…. nhưng cũng có khi mọc thành loại hình Trám chiếm ưu thế rõ rệt, hoặc Trám + Vên vên hay Trám + Lim xanh.
Cây ưa sáng mọc nhanh, ưa đất sét pha, tầng đất dày, độ ẩm trung bình, mọc nhiều ở những nơi độ dốc thấp, cá biệt có thể sống được cả trên đất sỏi. Khả năng tái sinh hạt mạnh dưới tán rừng có tàn che 0,3-0,4.
Ra hoa tháng 4-5. Quả chín tháng 10-12.
Giá trị kinh tế
Gỗ dùng xẻ ván, làm nhà, đóng dụng cụ thông thường. Nhựa cây trám đen thơm ngát, dễ cháy, dùng để chế biến sơn, vecni, xà phòng, dầu thơm và làm hương. Quả cây trám đen ăn ngon nhất trong các loại trám, dùng để: kho cá, kho thịt, đồ xôi, có thể muối để ăn dần (thường ngâm trong nư­ớc mắm), làm ô mai khô để giải độc, chống ho, ỉa chảy. Quả dùng để ăn. Ngoài ra còn dùng quả trám đen để chữa mắt có mộng. Hạt ép dầu và làm nhân bánh.
Sau 6 năm, nếu trồng trên đất tốt sẽ cho thu hoạch. Cây thành thục có thể đạt 200-300kg quả/cây và cho thu hoạch trong thời gian khoảng 50 năm.
Thu hái hạt giống
Vào cuối tháng 10, 11 khi vỏ quả chuyển sang màu tím đen, ngư­ời ta dùng câu liêm thu hái quả (không nên thu nhặt những quả rụng dưới gốc cây). Quả thu hái về loại bỏ tạp chất rồi đem ngâm trong nước nóng 70-80oC trong 2-3 giờ, sau đó vớt ra để nguội, dùng dao khía đôi vỏ quả tách lấy hạt. Phần thịt vỏ quả có thể ăn hoặc chế biến làm thực phẩm lâu dài. Hạt đem phơi khô trong râm, thoáng gió để chuẩn bị gieo.
Tiêu chuẩn hạt giống: quả dài 3-4cm, đường kính 1,8-2cm, thông thường 1kg hạt có 220-250 hạt và tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 60%.
Bảo quản hạt giống: Nếu chưa gieo ngay cần trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát, rồi vun thành đống cao 30-40cm, để nơi khô ráo, thông thoáng, phun ẩm thư­ờng xuyên.
Tạo cây con
Thời vụ gieo
- Tháng 10-11 để tạo cây trồng vụ thu năm sau.
- Tháng 2-3 để tạo cây trồng vụ xuân năm sau.
Xử lý hạt giống
Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 30-40oC trong 8 giờ vớt ra, rửa sạch, có 2 cách ủ cho hạt nảy mầm:
- Cho hạt vào các túi vải, sợi bông đựng 1-2 kg, để nơi ấm, kín gió, hàng ngày rửa chua 2 lần (sáng và tối). Sau 20 ngày, hạt nứt nanh. Ta chọn hạt đã nứt nanh tra vào bầu đất, còn lại tiếp tục chọn cho đến khi hết hạt nảy mầm.
- Rải đều hạt trên lớp đất cát pha (cát non) rồi lấp dày 2-3cm. Sau đó phủ một lớp cây ràng ràng (đã khử nấm bệnh) rồi t­ới ẩm hàng ngày. Sau 15-20 ngày hạt nảy mầm, ta chọn dần hạt đã nảy mầm tra vào bầu, còn lại tiếp tục t­ới ẩm.
Kinh nghiệm nhân dân, sau khi ngâm nước, gieo trên nền cát ẩm hoặc đất cát pha, lấp đất bằng chiều dày của hạt, tủ luống bằng rơm rạ đã khử trùng, t­ới ẩm hàng ngày. Sau 10-15 ngày hạt nảy mầm có thể cấy vào bầu.
Ươm cây
- Khi cây mầm vươn lên khỏi mặt đất 4-6cm, lá mầm từ vàng nhạt chuyển sang màu xanh lục nhạt, có thể cấy vào bầu. Lúc này cây mầm đã có rễ cọc dài 5-6cm.
- Đư­ờng kính bầu 9cm dài 18-20cm thủng đáy. Ruột bầu tốt nhất là đất mùn rừng hay đất màu thịt nhẹ, trộn thêm 5-10% phân chuồng hoai và 1-2% supe lân.
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám đen

Share Facebook
Quy trình kỹ thuật trồng rừng Trám đen (Canarium nigrum engler)

Trám đen (Canarium nigrum engler)

Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính tới 90cm. Thân thẳng, phân cành cao. Vỏ màu nâu nhạt khi đẽo ra có mủ màu đen. Toàn thân có mùi thơm hắc. Gỗ nhẹ, mềm, màu xám trắng.

Lá kép lông chim 1 lần lẻ, không có lá kèm. Lá chét hình thuôn trái xoan, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, phiến cứng, ròn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm hơn, đầu và đuôi lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đuôi. Cuống lá chét dài 0,5cm.



Hoa tự chùm hình viên thuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa màu trắng vàng nhạt, cuống lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5-2cm.

Quả hạch hình trứng dài, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, nhân 3 ô không đều. Khi chín màu tím đen.

Hình dáng lá cây con thay đổi nhiều, từ lá xẻ thuỳ lên lá đơn, cuối cùng mới sinh lá kép như cây trưởng thành.

Phân bố địa lý - sinh thái

Phân bố trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Quảng Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Thái…. ở độ cao từ 500m trở xuống. Thường mọc rải rác trong rừng, hỗn giao với các loài: Lim xanh, Xoan đào, Lim xẹt, Ngát, Cồng sữa, Bứa, Gội, Vên vên…. nhưng cũng có khi mọc thành loại hình Trám chiếm ưu thế rõ rệt, hoặc Trám + Vên vên hay Trám + Lim xanh.

Cây ưa sáng mọc nhanh, ưa đất sét pha, tầng đất dày, độ ẩm trung bình, mọc nhiều ở những nơi độ dốc thấp, cá biệt có thể sống được cả trên đất sỏi. Khả năng tái sinh hạt mạnh dưới tán rừng có tàn che 0,3-0,4.

Ra hoa tháng 4-5. Quả chín tháng 10-12.

Giá trị kinh tế

Gỗ dùng xẻ ván, làm nhà, đóng dụng cụ thông thường. Nhựa cây trám đen thơm ngát, dễ cháy, dùng để chế biến sơn, vecni, xà phòng, dầu thơm và làm hương. Quả cây trám đen ăn ngon nhất trong các loại trám, dùng để: kho cá, kho thịt, đồ xôi, có thể muối để ăn dần (thường ngâm trong nư­ớc mắm), làm ô mai khô để giải độc, chống ho, ỉa chảy. Quả dùng để ăn. Ngoài ra còn dùng quả trám đen để chữa mắt có mộng. Hạt ép dầu và làm nhân bánh.

Sau 6 năm, nếu trồng trên đất tốt sẽ cho thu hoạch. Cây thành thục có thể đạt 200-300kg quả/cây và cho thu hoạch trong thời gian khoảng 50 năm.

Thu hái hạt giống

Vào cuối tháng 10, 11 khi vỏ quả chuyển sang màu tím đen, ngư­ời ta dùng câu liêm thu hái quả (không nên thu nhặt những quả rụng dưới gốc cây). Quả thu hái về loại bỏ tạp chất rồi đem ngâm trong nước nóng 70-80oC trong 2-3 giờ, sau đó vớt ra để nguội, dùng dao khía đôi vỏ quả tách lấy hạt. Phần thịt vỏ quả có thể ăn hoặc chế biến làm thực phẩm lâu dài. Hạt đem phơi khô trong râm, thoáng gió để chuẩn bị gieo.

Tiêu chuẩn hạt giống: quả dài 3-4cm, đường kính 1,8-2cm, thông thường 1kg hạt có 220-250 hạt và tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 60%.



Bảo quản hạt giống: Nếu chưa gieo ngay cần trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát, rồi vun thành đống cao 30-40cm, để nơi khô ráo, thông thoáng, phun ẩm thư­ờng xuyên.

Tạo cây con

Thời vụ gieo
- Tháng 10-11 để tạo cây trồng vụ thu năm sau.

- Tháng 2-3 để tạo cây trồng vụ xuân năm sau.

Xử lý hạt giống

Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 30-40oC trong 8 giờ vớt ra, rửa sạch, có 2 cách ủ cho hạt nảy mầm:

- Cho hạt vào các túi vải, sợi bông đựng 1-2 kg, để nơi ấm, kín gió, hàng ngày rửa chua 2 lần (sáng và tối). Sau 20 ngày, hạt nứt nanh. Ta chọn hạt đã nứt nanh tra vào bầu đất, còn lại tiếp tục chọn cho đến khi hết hạt nảy mầm.

- Rải đều hạt trên lớp đất cát pha (cát non) rồi lấp dày 2-3cm. Sau đó phủ một lớp cây ràng ràng (đã khử nấm bệnh) rồi t­ới ẩm hàng ngày. Sau 15-20 ngày hạt nảy mầm, ta chọn dần hạt đã nảy mầm tra vào bầu, còn lại tiếp tục t­ới ẩm.

Kinh nghiệm nhân dân, sau khi ngâm nước, gieo trên nền cát ẩm hoặc đất cát pha, lấp đất bằng chiều dày của hạt, tủ luống bằng rơm rạ đã khử trùng, t­ới ẩm hàng ngày. Sau 10-15 ngày hạt nảy mầm có thể cấy vào bầu.

Ươm cây

- Khi cây mầm vươn lên khỏi mặt đất 4-6cm, lá mầm từ vàng nhạt chuyển sang màu xanh lục nhạt, có thể cấy vào bầu. Lúc này cây mầm đã có rễ cọc dài 5-6cm.

- Đư­ờng kính bầu 9cm dài 18-20cm thủng đáy. Ruột bầu tốt nhất là đất mùn rừng hay đất màu thịt nhẹ, trộn thêm 5-10% phân chuồng hoai và 1-2% supe lân.



- Xếp bầu trên luống. Bầu cách bầu 5-6cm, xếp đ­ợc 44 bầu/m2. Một luống 10m2 xếp được 440 bầu. Vư­ờn ươm nên đặt ở chân đồi nơi quang trống, gần nước, tránh hướng gió bắc và đông bắc.

- Cấy cây vào buổi sáng hay chiều mát. Cây mầm đư­ợc bảo quản ẩm. Dùng bay nhọn chọc một lỗ ở giữa bầu, cho toàn bộ rễ cây vào lỗ chọc đảm bảo rễ cọc thẳng, vừa kín cổ rễ. Sau đó dùng bay ép chặt đất. Cấy xong phải cắm ràng che bóng và tưới ẩm. Những ngày tiếp theo tưới hàng ngày 4-6 lít/m2. Sau một tuần cây con bén rễ.

Chăm sóc cây ươm trong vư­ờn qua 4 giai đoạn sinh trư­ởng sau

- Giai đoạn 1: Từ lúc cây có 1 lá mầm đến lúc cây có lá đơn (25-30 ngày) cây sinh trư­ởng chậm, cần che bóng, tư­ới ẩm, chú ý phòng bệnh thối cổ rễ.

- Giai đoạn 2: Từ lúc có lá đơn đến có lá kép ở dạng 3 lá chét (70-80 ngày). Cây sinh trư­ởng nhanh, duy trì t­ới ẩm. Tỉa thưa bớt ràng ở luống và tùy theo thời tiết mà dỡ một phần hoặc dỡ bỏ toàn bộ ràng ở cuối giai đoạn. Tưới thúc NPK hòa loãng với nước tỉ lệ 1%, t­ới 4-6 lít/m2, sau khi tưới thúc lại rửa 1 lần bằng nước lã 4 lít/m2. Định kỳ 10 ngày một lần.

- Giai đoạn 3: Từ lúc có lá kép ở dạng 3 chét đến lúc có lá hoàn chỉnh 5-7 lá chét (30-45) ngày. Duy trì tư­ới ẩm và bón tưới thúc 15 ngày 1 lần, t­ới 4-6 lít/m2 NPK hòa tỉ lệ 1,5%.

- Giai đoạn 4: Từ lúc có lá thật hoàn chỉnh đến khi xuất vườn cần duy trì tưới ẩm, thúc phân, phòng chống sâu bệnh. Trước khi xuất vườn 1 tháng không tưới thúc phân để hãm cây.

Tiêu chuẩn cây trồng:cao tối thiểu 60-70cm, đường kính cổ rễ 6-8mm, không cong queo, cụt ngọn, tuổi cây 7-8 tháng.

Trồng cây

- Phương thức trồng: Trồng trám đen lấy quả theo phư­ơng thức nông lâm kết hợp. Hai ba năm đầu xen cây nông nghiệp: lạc, lúa, đỗ, sắn... Những năm sau xen cây cố định đạm như­ cốt khí, đậu thiều.

- Làm đất: Phát hết thực bì, thu gỗ rồi đốt. Cuốc hố theo đường đồng mức, vị trí hố so le nhau. Kích thước 40 x 40 x 40cm hoặc 50 x 50 x 50cm. Mỗi hố bón lót 1-2kg phân chuồng hoai có trộn thêm 0,05-0,1kg NPK.
Mật độ trồng: 400-500 cây/ha với cự li cây cách cây 4-5cm, hàng cách hàng 5m.
Thời vụ: Vụ Xuân tháng 2-3. Vụ Thu tháng 7-8.
- Kỹ thuật trồng: vào đúng vụ, chọn thời tiết râm mát, bứng cây để trồng rừng. Dùng cuốc đào hố để đặt bầu vừa thấp hơn miệng hố 1-1,5cm. Sau đó rạch vỏ bầu, rút nhẹ đồng thời lấp đất kín quanh bầu, chú ý không làm vỡ bầu. Dùng đất mùn quanh hố lấp bầu thành hình mui rùa có đường kính 0,6-0,8m; đảm bảo đất tơi nhỏ không sỏi đá.
Chăm sóc bảo vệ
Chăm sóc cây trồng ba năm liền.
- Năm thứ nhất: Phát dọn 2 lần + vun xới gốc 2 lần, xới vun gốc với đư­ờng kính 0,7-0,8m, tra dặm cho đủ mật độ, không để trâu, bò, dê ăn lá, dế, mối cắn cây.
- Năm thứ 2: Vẫn phát 2 lần + xới vun gốc 2 lần, bón thúc 0,1 kg NPK/cây, tra dặm cho đủ mật độ, phòng tránh gia súc ăn lá, rễ, mối cắn cây.
- Năm thứ 3: Phát dọn 2 lần vào vụ Xuân và cuối Thu. Mở rộng đư­ờng kính xới, dãy cỏ lên 1-1,2m, phòng chống gia súc ăn lá.
Đến năm thứ 5, cần tỉa bỏ những cành non sâu bệnh, xới vun gốc và bón thúc thêm mỗi cây 6-8 kg phân chuồng + 1-2kg NPK để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển, ra hoa kết quả. Nếu đất tốt, đến năm thứ 6 cây sẽ có quả và cho thu hoạch được 50 năm liên tục, lúc đó cây có chiều cao 25m.
Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng
Cần đặc biệt chống gia súc và người phá hại rừng. Qua 3 năm rừng trám đã cao 4-5m. Khi rừng 6-7 tuổi tiến hành chặt cây xấu, cong queo sâu bệnh. Bón thêm phân: một cây bón 6-8kg phân chuồng + 2% NPK hoặc 1-1,5kg NPK. Bón theo 3 hốc cách đều quanh gốc cây.


Vì sao thương lái Trung Quốc "săn" hạt trám đen trên 2cm?

 Hạt trám đen to trên 2cm đang được nhiều thương lái lùng mua với giá cao. Gom hàng bán cho thương lái Trung Quốc nhưng phần lớn người dân trồng  trám không biết về giá trị của loại hạt này.


Còn nửa tháng nữa mới đến mùa thu hoạch trám đen nhưng một số thương lái đã tìm về khu vực Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Kạn để mua hạt.

Người dân cho biết, việc thu mua quả, hạt và nhựa trám vẫn diễn ra theo mùa. Song 2 năm trở lại đây, không chỉ có thương lái địa phương mà cả thương lái Trung Quốc cũng sang tìm mua. Họ thường săn tìm loại hạt từ 2 cm trở lên. Giá mua lẻ loại này lên đến 100.000 đồng một hạt, còn bán theo kg là 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg.

Gom hàng bán cho thương lái nhưng phần lớn người dân không biết về giá trị của loại hạt này. Theo anh Lê Đức Toàn, chủ đồi trồng trám ở Vĩnh Phúc, trám đen hạt to chỉ có loại mọc tự nhiên lâu năm trong rừng, nhưng năng suất rất thấp. Trám trồng ở địa phương là loại ghép, nhanh cho thu hoạch hơn.

Gần đây, khi thấy thương lái từ các nơi về mua loại này, nhiều người kéo nhau vào rừng nhặt về bán, song số lượng kiếm được rất ít. "Nông dân trồng trám để thu hoạch quả tươi. Còn hạt có giá trị rất thấp. Gần đây, thấy thương lái về thu mua hạt to giá cao, tôi cũng chọn những quả to nhất để lấy hạt bán. Tuy nhiên, 3 ha trám chỉ thu được khoảng 2-3 kg", anh Toàn cho biết thêm.

Ông Trần Văn Dũng, chủ rừng trám 2 ha ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết, hạt trám thông thường có kích cỡ 1-1,2 cm, hiếm loại nào to trên 2 cm. Mọi năm, đến mùa thu hoạch, ông thường tách lớp thịt quả bán giá 150.000 đồng/kg.

Vì sao thương lái Trung Quốc
Thương lái Trung Quốc sang tìm mua, săn tìm loại hạt trám đen từ 2 cm trở lên.
Còn hạt, ông đem phơi khô, bán cho thương lái trong nước chỉ 30.000-35.000 đồng/kg. "Thấy giá cao nên tôi nhặt hạt bán, chứ không biết họ mua về làm gì", ông Dũng cho hay.

Anh T., ở Vĩnh Phúc cũng đăng tin thu mua hạt trám trên trang cá nhân. Nhưng loại to từ 2 cm trở lên anh chỉ thu với giá 40.000 đồng/kg hoặc 20.000-30.000 đồng một hạt. Anh bật mí, sau khi gom từ người bán lẻ, anh bán cho thương lái Trung Quốc giá 100.000 đồng hoặc 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg.

Cũng nhờ làm đầu mối cho thương lái bắt đầu từ mùa trám năm trước, anh thu lời khá. "Năm nay, mặc dù chưa đến mùa nhưng một thương lái Trung Quốc đã gọi điện đặt hàng, với số lượng không giới hạn", anh T. cho hay. Còn chị Vũ Thị Dung ở Lạng Sơn cũng chia sẻ, năm trước, người Trung Quốc đến chợ Đông Kinh hỏi mua hạt trám loại to với giá 100.000 đồng một hạt. Nhiều người dân địa phương đã kéo nhau vào rừng tìm hạt này về bán.

Đại diện một công ty dược ở Sapa từng đăng tin mua hạt trám đen to với số lượng 1.600 tấn, giá là 720.000 đồng/kg thông tin, hạt trám có nhiều tác dụng. Nhân hạt (màu trắng) thơm, ngậy nên thường để làm nhân bánh, ép tinh dầu.

Vỏ hạt rất cứng, màu đẹp và bền, sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ như vòng đeo tay, hạt vòng có giá trị tương đối cao. Đơn vị này cho biết thu mua số lượng lớn để làm sản phẩm dược liệu và cung cấp nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ cho một số doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, hạt trám phải đủ các tiêu chuẩn khắt khe như có đường kính hạt 2-3 cm với trám đen và từ 1,5 cm với trám trâu. Ngoài ra, các tiêu chí khác là vỏ hạt sạch, hạt già, đầu hạt không nứt, vỏ xanh - sạch và không đen thâm... Sau một năm thử nghiệm, số lượng không đáng kể, khó đạt tiêu chuẩn của mối hàng, nên công ty đã ngừng lại việc thu mua. Theo ông Hoàng Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Quang Sơn (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), cây trám chỉ được trồng nhỏ lẻ theo một số hộ dân, chưa phải cây trọng điểm trong vùng.

Cũng vì thế, mức giá bán các sản phẩm quả, nhựa, hạt… đều theo thỏa thuận giữa người bán và mua. Đại diện địa phương này cho rằng, việc thương lái thu mua nhỏ lẻ trong một vài hộ gia đình, chưa phổ biến nên hiện chính quyền chưa nhận được phản ánh của người dân về việc thương lái lạ tới thu mua hạt trám với giá cao.

Ông Trương Mạnh Dũng, đại diện ban quản lý chợ Đông Kinh (Lạng Sơn) phủ nhận việc thương lái Trung Quốc tới thu mua hạt trám với giá cao ở chợ. “Chợ Đông Kinh chỉ kinh doanh các hàng hóa tiêu dùng gia đình như quần áo, dày dép; không buôn bán hàng lâm thổ sản”.

Tác dụng thông thường của hạt trám

Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm (fructus canarii), được thu hái khi chín; có thể dùng tươi hoặc đem muối, sau đó phơi khô, hoặc sấy khô để chế các món ăn, có lợi cho hầu họng.

Thành phần hóa học, quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu... và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo.

Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả xanh có tác dụng giải độc. Quả chín có tác dụng an thần, trị động kinh. Ngày dùng 6 - 12g, dưới dạng nhai nuốt nước, hoặc dạng nước sắc.

Vì sao thương lái Trung Quốc
Quả trám vừa là thực phẩm vừa là một vị thuốc.
Một số cách trị bệnh từ quả trám:

Trị đau họng, sưng amidan, ho, miệng khô, khát nước

Quả trám rửa sạch, bỏ hạt, nấu với nước, nấu 2 - 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ, để lắng, gạn bỏ cặn, lọc qua vải xô, cô thành cao 2:1, thêm đường đủ ngọt, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 5-10ml. Có thể uống nhiều ngày liền cho đến khi hết các triệu chứng.

Trị lỵ

Quả trám tươi khoảng 90g, để nguyên hạt sắc với nước (2 - 3 lần), gộp dịch chiết, cô lại lấy cao, theo tỷ lệ 1:1, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Khi uống cần kiêng ăn các thứ tanh: cua, cá, lòng trắng trứng... Có thể uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Trị đau nhức xương khớp

Vỏ trám hồng, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, sắc nước uống, ngày 10 - 12g, chia 3 lần sau bữa ăn. Có thể thay vỏ bằng lá trám.

Trị đau răng, sâu răng

Quả trám đốt thành than, tán bột mịn, trộn với một ít xạ hương, rồi bôi và xỉa vào chỗ răng đau. Hoặc lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần. Có thể phối hợp với rễ chanh, rễ cây trẩu hoặc rễ cà dại.

Trị lở sơn

Vỏ cây trám, cạo bỏ lớp bần, thái nhỏ, nấu nước tắm, ngày 2 lần.

Trị tràng nhạc (loa lịch):

Hạt trám, hạt gấc, vỏ quả mướp đắng, đốt thành than, tán bột mịn, trộn đều với dầu thực vật hoặc mỡ lợn, bôi vào chỗ đau.

Trị nứt nẻ kẽ ngón và gót chân khi trời rét

Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.

Trị hóc xương cá

Quả trám trắng hoặc trám đen, nhai giập nuốt dần lấy nước; hoặc lấy 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm và nuốt dần. Hoặc chỉ lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần. Hoặc lấy hạt quả trám, đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng, thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4 - 6g. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với trường hợp bị hóc các xương cá nhỏ.

Đặc sản trám đen Thanh Chương khan hàng, đội giá

Những ngày này, người dân Thanh Chương đang thu hoạch đại trà quả trám đen. Năm nay, trám đen mất mùa nên có giá cao ngay từ đầu vụ.


Ở Nghệ An, trám đen có nhiều ở các huyện, nhưng trám Thanh Chương nổi tiếng hơn cả với chất lượng thơm ngon đặc trưng. Trong ảnh: Vườn trám của gia đình ông Nguyễn Thế Hà xóm 13, xã Thanh Hương.
Tuy diện tích trồng trám lai đang ngày một tăng, nhưng cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám tự nhiên, mọc trong vườn, rừng với đặc điểm thân cây cao lớn hàng chục mét, tập trung ở các xã như Cát Văn, Thanh Nho, Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Lâm, Thanh Tùng... Hàng năm sản lượng trám quả thu hoạch trong huyện khoảng vài trăm tấn.
Quả trám nhỏ, lúc mới đậu quả có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đen bọc một lớp bụi phấn trắng. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch trám đen.
Cây trám thân cao, tán rộng, người hái trám phải trèo lên cây, dùng sào xỉa vào các chùm quả. Dụng cụ hái trám là những miếng kim loại hình trăng khuyết hay lưỡi dao cột chéo vào cây sào, phía trên dùng để cắt, phía dưới dùng treo vào cành. Hái trám, khó khăn nhất là lúc trèo, vì thân cây cao, trơn tru, thẳng đuột, không có chỗ bám víu.
Vào đầu hè, khi quả trám đã lấp ló nơi cuống lá, những người buôn trám sẽ tỏa đi các huyện, lùng khắp các nhà có trám để đặt mua. Khi đã thỏa thuận được với chủ nhà về giá cả, họ đặt lại một ít tiền cọc làm tin, từ vài ba trăm nghìn đến vài triệu đồng, chờ trám chín đến thanh toán rồi thu hoạch. Mỗi cây trám trưởng thành sai quả được bán “non” với giá khoảng vài triệu đồng thậm chí có cây 10 – 15 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Nhị - một người buôn trám lâu năm ở xã Thanh Tiên cho biết: Trám năm nay mất mùa, sản lượng chỉ được 2/3 năm ngoái, nhiều cây chỉ lơ thơ quả. Tuy nhiên, quả thưa thì trám đẹp, to và béo. Trong ảnh: Thu hoạch trám những nơi địa hình cheo leo có thể giăng lưới để hứng. Khi gặp nắng trám thường chín mềm tại chỗ nên phải thu cất nhanh.
Do thu hoạch trám lâu năm không mấy dễ dàng, nên hầu hết các chủ trám đều bán cho lái buôn, chỉ một số ít nhà “giữ cây” để hái bán. Một người dân xã Thanh Lâm cho biết: Hai cây trám của gia đình năm ngoái bán 10 triệu đồng, năm nay ít quả, chỉ bán được 4 triệu đồng.
Đặc sản trám đen Thanh Chương với ưu điểm quả đẹp, chất lượng thơm ngon, là thực phẩm sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như trám om, trám xào, xôi trám... được nhiều người ưa chuộng.
Mỗi mùa trám đến, các địa phương có trám thường hình thành đội ngũ đi hái trám thuê hoặc họ cũng là những lái buôn kiêm nghề trèo trám.
Trám Thanh Chương được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Năm nay trám hiếm, các điểm thu mua trám trong huyện đều nhập với giá cao, trên dưới 75 nghìn đồng/kg, còn giá trám bán lẻ ở các chợ, dao động từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, cao hơn 15-20 ngàn đồng/kg so với năm ngoái. Đây là vụ trám mất mùa nhưng “đội giá” nhất từ trước đến nay.

Theo báo Nghệ An